1.Một số điểm cần chú ý trong trồng bơ:
Kỹ thuật canh tác cây bơ, vấn đề chọn giống và phối hợp giống là vấn đề cần có nghiên cứu ứng dụng và hướng dẫn của cán bộ chuyên môn. Như đã trình bày tất cả các giống bơ (phần lớn) hiện đang cho thu hoạch là những giống lai, giống phân ly; do đó phải nghiên cứu tập tính nở hoa để bố trí giống thích hợp thuộc hai nhóm A và B, là công tác phải được tiến hành ngay để có thể phát triển nghề trồng bơ trong những năm tới. Tuy nhiên, một số điểm kỹ thuật chung có thể nêu ra như sau:
Khoảng cách trồng: Tùy theo chủng và giống đối với chủng Antilles và những giống lai, có thể trồng ở những khoảng cách khá thưa: 8 x 8 m hoặc 10 x 10m.
Vấn đề xen canh: Vào những năm bắt đầu trồng bơ, khi cây bơ tỏa tán ra
Chưa rộng có thể trồng xen rau đậu nhung không nên trồng cà chua, khoai tây vi nấm Verticilium có thể lan truyền cho cây bơ.
Biện pháp giữ ẩm: giai đoạn còn nhỏ bộ rễ bơ ăn cạn, cho nên vấn đề tưới giữ ẩm và phủ gốc là cần thiết để bơ không bị chết do nóng khô vào mùa nắng; nhất là đối với những vườn trồng bơ trồng bằng cây ghép. Tốt nhất nên tưới phun và không nên tưới đẩm vào gốc .
Bón phân:
Tùy tuổi của cây, giai đoạn cây còn nhỏ có thể bón theo cách thức sau: N- P2 05 – K2 05 với tỷ lệ 1- 1 -1; ở cây lớn nên tăng tỷ lệ K20 và N lên tỷ lệ 2-1-2 trước khi trồng và trong những năm đầu, nhất thiết phải bón phân chuồng hoai 10-20 tấn/ha.
Vấn đề tạo tán: Tiến hành từ nhỏ đối với những giống cây cao để tạo dáng cây không quá 6 m và cành tỏa đều về các phía. Việc cắt xén cành khô, cành vượt cũng phải thực hiện sau mùa thu hoạch để giúp cây sinh trưởng bình thường và ngăn ngừa không cho sâu bệnh lan tràn.
Trồng Cây chắn gió: thân cành bơ rất giòn, dễ gẫy, nên vấn đề trồng cây chắn gió rất quan trọng. Thường dùng cây dương liễu: (Casuarina equisetifolia) trồng dầy cách hàng bơ bìa 6 m để che gió và giúp cho đất thêm nhiều chất dinh dưỡng.
2 Một Số chú ý khi thu hoạch quả:
Quả không được chín mềm trên cây.
Quả trên cây nhưng không già cùng lúc .
Mùa ra hoa kéo dài trung bình khoảng 2 tháng, từ lúc ra hoa tới lúc thu hoạch được khoảng 5 đến 8 tháng.
Quả già vẫn đeo trên cây từ 1-3 tháng.
Có thể thu hoạch nhiều đợt trên cùng 1 cây.
Trang bị dụng cụ thu hoạch phù hợp, thu hoạch đúng cách, thời điểm và cẩn thận sẽ đảm bảo chất lượng quả khi thu hoạch.
Kéo cắt, vợt gắn sào, túi đựng quả.
Sào thu hoạch dài 3-5m, vợt có mấu/ dao cắt nằm trên miệng túi hứng có đường kính miệng túi 20-25m, miệng túi mở nhờ may găn với thanh kim loại cứng uốn tròn, túi đựng được 4-6 quả.
Túi hoặc giỏ mềm, bạt gom quả, thang. Xe đẩy vận chuyển quả ra khỏi vườn.
Thời gian thu hoạch trong ngày:
Sáng sau khi cây lá khô sương, nước đọng hoặc xế chiều.
Không thu hoạch vào giờ trưa quá nắng nóng.
Không thu hoạch vào lúc có mưa.
Quả thu hoạch gom lại dưới tán cây, che bạt, tránh ánh nắng chiếu trực tiếp lên quả.
3 Các loại sau bệnh thường gặp trên cây bơ:
Quản lý dịch hại tổng hợp, coi trọng trong áp dụng các biện pháp canh tác và sinh học giúp cho sản xuất Bơ bền vững và bảo đảm an toàn cho người sản xuất lẫn tiêu dùng.
a.Bệnh hại thường gặp:
Thối rễ do Phytophthora cinnamomi
Tác hại:
Là bệnh hại nguy hiểm nhất của cây Bơ, gây hại ở mọi lứa tuổi của cây và gây bệnh trên hàng ngàn ký chủ khác.
Phát triển mạnh trên chân đất quá ẩm, thoát nước kém.
Lây lan nhanh, dễ lây lan qua cây giống vườn ươm có sẵn mầm bệnh; hạt giống lấy từ quả rụng trên đất nhiễm mầm bệnh; dụng cụ; giày dép; người và gia súc di chuyển.
Triệu chứng:
Lá nhỏ, xanh nhạt hoặc vàng, thường héo rũ với đầu lá úa nâu. Tán lá thưa, ít ra lá mới. Nhiều cành nhỏ trên ngọn bị chết.
Cây bệnh vẫn mang nhiều quả nhưng quả nhỏ, năng suất thấp.
Cây bệnh rất ít ra rễ tơ. Rễ tơ nhiễm bệnh màu đen, dễ gãy và chết.
Phòng trừ tổng hợp:
Băng các biện pháp canh tác
Trồng trên đất thoát nước tốt; tạo mương rãnh thoát nước; vun góc, trồng trên luống cao; không trồng âm xuống đất.
Không dùng cây giống có nguy cơ chứa nấm bệnh.
Dùng gốc ghép kháng bệnh.
Hạn chế duy chuyển tư do gần vùng bệnh; nếu cấn thiết phải theo đúng hướng dẫn.
Tưới nước vừa đủ, không dùng nước có nguy cơ nhiễm bệnh.
Dùng gốc ghép kháng bệnh.
Hạn chế duy chuyển tự do gần vùng bệnh; nếu cần thiết phải theo đúng các hướng dẫn.
Tưới nước vừa đủ, không dùng nước có nguy cơ nhiễm bệnh.
Không trồng lại ngay trên vườn có bệnh.
Bón phân đạm, phân gia súc vừa phải.
Các loại thuốc hóa học nhóm phosphite có thể giúp cây bệnh phục hồi, tuy nhiên dùng thuốc trừ nấm. Các loại thuốc trừ nấm thường dùng là:
Aliette.
Agri –fos, Fosphite (phosphorous acid)
Ridomail gold
Sử dụng thuốc theo hướng dẫn trên bao bì và cán bộ kỹ thuật hướng dẫn.
Bệnh loét và thối thân do Phytophthora citricola
Tác hại:
Là bệnh nguy hiểm sau bệnh thối rễ, hệ ký chủ rộng thường gây hại cùng với bệnh thối rễ Phytophthora cinnamomi
Tấn công vùng cổ rễ, gốc thân, cành già và cả trên quả.
Bệnh phát triển thông qua các vết thương, lây lan mạnh trong điều kiện độ ẩm không khí cao, đất quá ẩm ướt.
Triệu chứng:
Bệnh thường xuyên xuất hiện ở gần mặt đất, đặc biệt nơi thân hoặc cành thấp có vết thương. Vết loét ban đầu là một vùng vỏ màu nâu sẫm chảy nhựa đỏ, sau đó chuyển sang nâu sẩm chảy nhựa đỏ, sau đó chuyển sang nâu, trắng và khi khô có phủ lớp phấn.
Cắt bỏ bề mặt vùng loét thấy vết thường màu cam hoặc nâu. Bệnh gây hại hệ thống mạch dẫn.
Cây bệnh bị yếu sức, vùng ngọn cây ít phát triển. Khác với bệnh thối rễ là kích thước lá vẫn bình thường. Đôi khi cây bị vàng rụng nhanh và cây chết đột ngột.
Quả đeo gần mặt đất dễ bị nhiễm bệnh này. Trên vỏ quả, vùng bệnh màu đen rất rõ thường xuyên xuất hiện phía đuôi quả. Thịt quả bên trong cũng bị hư.
Phòng trừ tổng hợp:
Vệ sinh đồng ruộng, dùng gốc ghép kháng bệnh, không tạo vết thương trên cây.
Sau khi cắt cành tạo hình hoặc phát hiện vết thương, xử lý thuốc trừ nấm bệnh. Với vùng bệnh mới bị nhiễm, cắt bỏ mô bệnh và xịt thuốc trừ nấm.
Các thuốc trừ nấm:
Aliette
Agri fos, Fosphite ( phosphrous acid)
Đồng đỏ (Noshield)
Sử dụng theo hướng dẫn .
Phòng trừ bệnh trên quả bằng cách cắt bỏ những cành cách mặt đất dưới 1m, tỉa bỏ cành khô, tủ gốc dày, thu gom quả rụng đưa ra khỏi vườn.
Bệnh thán thư do nấm colletrichum gloeosporioides.
Tác hại:
Đây là bệnh phổ biến ở tất cả các nước trồng bơ, nhất là vùng nhiều mưa, bệnh gây hại chủ yếu trên quả trước cũng như sau thu hoạch. Sau thời kỳ mưa dài, ẩm độ cao, quả sau thu hoạch thường bị bệnh nặng hàng loạt.
Triệu chứng:
Trước thu hoạch, trên vỏ quả xuất hiện những vết nâu đen nhỏ đường kính dưới 5 mm. Nếu không có vết thương do côn trùng hoặc gió thì vết bệnh không phát triển thêm.
Sau thu hoạch, vết bệnh ngày càng đen hơn và to hơn với những chỗ lõm. Sau cùng vết bệnh lan ra khắp cả bề mặt và bên trong thịt quả. Phần thịt quả bị hỏng lúc đầu cứng sau mềm nhũn. Trên bề mặt vỏ quả có thể hình thành những khối bào tử màu tím.
Cắt tỉa bỏ những cành bệnh, lá bệnh.
Cắt bỏ những cành thấp cách mặt đất dưới 1m. Trước mùa hoa cắt bỏ hết cành khô, quả còn sót trên cây. Chỉ tạo hình và thu hoạch trong điều kiện khô ráo.
Không cần thiết xử lý thuốc trừ nấm cho quả sau thu hoạch nếu được thu hái, vận chuyển, bảo quản phù hợp. Giữ cho quả khô và mát cho tới khi bán. Nhiệt độ sau thu hoạch, bảo quản phù hợp. Nhiệt độ sau thu hoạch là yếu tố cực kỳ quan trọng đối với sự phát triển của bệnh. Ngay sau khi thu hoạch, bảo quản lạnh từ 5-120C tùy theo giống.
Khi cần có thể phun các loại thuốc gốc đồng để hạn chế bệnh, theo hướng dẫn.
Bệnh ghẻ vỏ quả do Sphaceloma perseae.
Tác hại:
Tấn công trên lá, cành và quả, rất nghiêm trọng ở vùng nhiệt đới ẩm cũng như một số nước á nhiệt đới.
Tình trạng bệnh tùy theo giống. Giống nhiễm nặng gây giảm năng xuất do rụng quả. Quả còn lại cũng không có giá trị thị trường do ngoại hình xấu.
Điều kiện phát sinh phát triển.
Khi thời tiết mưa nhiều, quá ẩm, nấm tấn công mô non của lá, cành, quả.
Bào tử lây lan nhờ gió, mưa, hạt sương, côn trùng.
Vết bệnh là cửa ngõ xâm nhập của các vi sinh vật gây thối quả.
Triệu chứng:
Trên vỏ quả hình thành vết bệnh bầu dục, hơi gồ lên, màu nâu - nâu tím. Khi quả già, các vết bệnh liên kết, vết bệnh co lại gây nứt, tạo toàn vỏ sần sùi. Chất lượng thịt quả không bị ảnh hưởng nhưng trông bên ngoài vỏ rất xấu.
Trên gần mặt dưới lá, cuống lá, cành non cũng bị vết ghẻ hình bầu dục.
Phòng trừ tổng hơp:
Vệ sinh đồng ruộng, cắt bỏ cành bệnh sau thu hoạch, đốt cành, lá.
Phun các thuốc gốc đồng với nồng độ theo hướng dẫn trên nhãn.
Thời điểm phun: đầu mùa nở hoa, gần cuối mùa nở hoa 3 – 4 tuần sau khi tất cả quả đã đậu.
b.Các loại sâu hại thường gặp
Trên cây Bơ thường gặp một số sâu hại như:
Rệp phấn trắng mình mềm
Rệp vảy mềm
Các loại sâu ăn lá, gặm quả: Sâu cuốn lá; bọ xít muỗi; sâu đục thân, cành; sâu đục quả, hạt; sâu róm.
Trong điều kiện trồng chưa tập trung như hiện nay, nhìn chung các loại sâu hại này chưa gây hại có ý nghĩa kinh tế.