1. Hội Nông dân thành phố Buôn Ma Thuột
2. Hội Nông dân thị xã Buôn Hồ
3. Hội Nông dân huyện Krông Buk
4. Hội Nông dân huyện Ea Hleo
5. Hội Nông dân huyện Krông năng
6. Hội Nông dân huyện Cư kuin
7. Hội Nông dân huyện Lắk
8. Hội Nông dân huyện Krông Bông
9. Hội Nông dân huyện Krông Pắk
10. Hội Nông dân huyện Ea Kar
11. Hội Nông dân huyện Ma Đrak
12. Hội Nông dân huyện Easup
13. Hội Nông dân huyện Buôn Đôn
14. Hội Nông dân huyện Cư Mgar
15. Hội Nông dân huyện Krông Ana
Chức năng nhiệm vụ Hội Nông dân cấp huyện
1. Chức năng
Tham mưu cho cấp ủy cùng cấp về công tác Hội và phong trào nông dân; nghiên cứu, đề xuất và tổ chức thực hiện các chủ trương, nghị quyết, chương trình, kế hoạch công tác của Ban Chấp hành, Ban Thường vụ theo yêu cầu, nhiệm vụ chính trị của địa phương và của Hội cấp trên trực tiếp.
2. Nhiệm vụ
a. Tham mưu xây dựng các nội dung công việc và tổ chức triển khai thực hiện theo chương trình, kế hoạch công tác của Ban Chấp hành, Ban Thường vụ Hội Nông dân cấp huyện.
b. Nghiên cứu, đề xuất các giải pháp tuyên truyền chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của nhà nước đến cán bộ, hội viên nông dân; tham gia xây dựng Đảng, chính quyền, tư vấn, trợ giúp pháp lý, giám sát và phản biện xã hội.
c. Tham mưu với Ban Thường vụ kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng và phối hợp với cấp ủy cơ sở xây dựng nguồn cán bộ Hội theo nhiệm kỳ công tác. Phối hợp triển khai các nội dung, giải pháp, hình thức hỗ trợ nông dân, tổ chức các lớp dạy nghề liên quan đến nông nghiệp, nông dân, nông thôn.
d. Phát động và tổ chức các phong trào nông dân. Vận động, hướng dẫn xây dựng các mô hình hội viên, nông dân sản xuất kinh doanh, tham gia phát triển kinh tế, xã hội, xóa đói, giảm nghèo, làm giàu chính đáng. Sơ kết, tổng kết rút kinh nghiệm gắn với biểu dương khen thưởng và nhân rộng các mô hình hiệu quả.
e. Tham mưu công tác kiểm tra việc thực hiện Điều lệ Hội, các nguồn Quỹ, vốn vay, chương trình hoạt động, kế hoạch công tác Hội,...
f. Thực hiện công tác hành chính, văn thư-lưu trữ, thông tin báo cáo; công tác thi đua khen thưởng, kỷ luật; chế độ chính sách đối với cán bộ cơ quan chuyên trách.
g. Vận động xây dựng Quỹ hỗ trợ nông dân, tham mưu cho vay, quản lý nguồn vốn Quỹ hỗ trợ nông dân và các nguồn vốn khác; phối hợp giải ngân các nguồn vốn, các dự án vay vốn…
h. Phối kết hợp với các ban, ngành, đơn vị có liên quan thực hiện nhiệm vụ chính trị của địa phương và của Hội cấp trên.
3. Về số lượng biên chế:
Căn cứ vào tình hình thực tế hiện nay, đối với Hội Nông dân cấp huyện nói chung, đề nghị cấp ủy xem xét bố trí số lượng biên chế từ 4-6 cán bộ (đơn vị đặc thù có thể bố trí nhiều hơn) để đảm bảo thực hiện được mục tiêu công tác Hội và phong trào nông dân, góp phần hoàn thành nhiệm vụ chính trị của địa phương, đơn vị.
Đối với Hội Nông dân cấp huyện có số lượng dưới 10.000 hội viên, hoặc có dưới 10 đầu mối cơ sở, hoặc đang trong quá trình đô thị hóa, phạm vi, địa bàn nông nghiệp, nông thôn và số lượng nông dân có xu hướng giảm nhiều, thì đề nghị cấp ủy thực hiện định biên số lượng cán bộ cơ quan chuyên trách tối thiểu là 3 người.
Nhiệm vụ cụ thể được xác định theo vị trí việc làm như sau:
- Chủ tịch: Phụ trách chung, chịu trách nhiệm trước cấp ủy cùng cấp và Hội cấp trên về công tác Hội và phong trào nông dân của địa phương; phụ trách công tác tuyên truyền, giáo dục; công tác cán bộ chủ chốt của Hội; chỉ đạo hoạt động của Quỹ hỗ trợ nông dân; công tác thi đua khen thưởng. Giữ mối liên hệ với Ban Thường vụ Hội cấp trên, cấp ủy, chính quyền, các ban, ngành, đoàn thể của huyện và cơ sở.
- Phó Chủ tịch: Tham mưu xây dựng các chương trình, kế hoạch công tác của Ban Chấp hành, Ban Thường vụ; tham mưu công tác tổ chức xây dựng Hội, công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ Hội; phụ trách công tác kiểm tra của Hội; tham mưu công tác xây dựng Đảng, chính quyền, tư vấn, trợ giúp pháp lý, giám sát và phản biện xã hội; các công việc khác được Chủ tịch phân công.
- Phó Chủ tịch: Tham mưu việc triển khai các phong trào thi đua của Hội; tuyên truyền, hướng dẫn phát triển kinh tế tập thể; tổ chức các hoạt động chuyển giao khoa học, kỹ thuật, các loại hình dịch vụ, hỗ trợ nông dân; các công việc khác được Chủ tịch phân công.
- Các chuyên viên: Tham gia hướng dẫn, tổ chức các phong trào, hoạt động của Hội; công tác tổng hợp, văn thư, kế toán, thủ quỹ của cơ quan; thực hiện nhiệm vụ khác do Chủ tịch, Phó Chủ tịch phân công.