Sản xuất hồ tiêu theo hướng hữu cơ đang được người dân trên địa bàn huyện Cư Kuin áp dụng. Việc sử dụng chế phẩm sinh học, các loại phân vi sinh trong quá trình canh tác không chỉ giúp nhà nông tiết kiệm chi phí mà còn duy trì năng suất, góp phần bảo vệ môi trường.
Là những người nông dân chân lấm tay bùn, hiểu rõ được giá trị của “tấc đất tấc vàng”. Mỗi việc làm dù nhỏ nhất nhưng nếu thực hiện bằng tinh thần trách nhiệm cũng sẽ góp phần tham gia cùng với địa phương trong việc thực hiện phong trào xây dựng nông thôn mới, đô thị văn minh; đó không chỉ là suy nghĩ mà còn là phương châm hành động của tập thể cán bộ, hội viên Hội Nông dân phường Đạt Hiếu trong thời gian vừa qua...
Sau một thời gian triển khai, mô hình điểm "Nông dân phân loại, thu gom và vận chuyển rác thải sinh hoạt ở nông thôn" tại Đắk Lắk đã bước đầu mang lại hiệu quả tích cực, góp phần nâng cao nhận thức, ý thức của người dân về lợi ích của việc phân loại, xử lý rác thải và bảo vệ môi trường.
Triển khai thực hiện nhiều mô hình hay, hiệu quả, phù hợp với từng địa bàn, nhiều tổ chức, đơn vị đã góp phần cải thiện, nâng cao chất lượng, bảo vệ môi trường nông thôn.
Diện mạo nông thôn ở 152 xã của tỉnh Đắk Lắk đã có nhiều khởi sắc, cơ sở hạ tầng được đầu tư xây dựng, đời sống người dân ngày một nâng cao. Đó là thành quả sau 12 năm thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia về xây dựng nông thôn mới (NTM), đặc biệt là phong trào thi đua "Đắk Lắk chung sức xây dựng NTM".
Trong những năm qua, phong trào “Nông dân thi đua sản xuất, kinh doanh giỏi, đoàn kết giúp nhau làm giàu và giảm nghèo bền vững” trên địa bàn tỉnh được triển khai sâu rộng, tạo sức lan tỏa mạnh mẽ. Đây được xem là sức mạnh nội lực cho xây dựng nông thôn mới (NTM).
Nằm trong Chương trình sản xuất kết hợp với bảo tồn nguồn tài nguyên và an sinh xã hội (PPI Compact), mô hình thảm cỏ che phủ đất đang được xem là giải pháp cốt lõi trong sản xuất nông nghiệp bền vững tại huyện Krông Năng những năm gần đây. Việc áp dụng mô hình này góp phần không nhỏ thay đổi thói quen canh tác của nông hộ và từng bước loại bỏ hoạt chất Glyphosate trong sản xuất.
Ông Phan Thế Cửu, sinh năm 1960, hội viên chi hội nông dân thôn Lộc Xuân, xã Phú Lộc, huyện Krông Năng là một nông dân giỏi, luôn nỗ lực thay đổi tư duy, chuyển đổi mô hình sản xuất để từng bước vươn lên làm giàu.
Tại xã Ea Tu (TP. Buôn Ma Thuột) nhiều người dân đã chuyển đổi vườn tạp, rẫy cà phê, hồ tiêu… già cỗi, năng suất kém sang chuyên canh trồng rau với nhiều mô hình mang lại hiệu quả kinh tế cao.
Hưởng ứng phong trào xây dựng nông thôn mới, hội viên nông dân thôn 5 và thôn 6A, xã Ea Răl, huyện Ea H’leo sẵn sàng hiến đất, đóng góp công, tiền cùng địa phương xây dựng những công trình phục vụ cộng đồng. Sau gần 02 tuần thi công, đến nay tuyến đường cấp phối liên thôn đi từ Trường TH Nguyễn Viết Xuân, xã Ea Răl sang xã Dliê Yang đã được hoàn thành.