CÔNG TÁC KIỂM TRA CỦA HỘI NÔNG DÂN CƠ SỞ ()

I. KHÁI NIỆM, VỊ TRÍ, TẦM QUAN TRỌNG CỦA CÔNG TÁC KIỂM TRA

1. Khái niệm

Kiểm tra là xem xét lại những hoạt động của tổ chức hoặc con người để nhận xét, đánh giá kết quả đạt được so với yêu cầu, mục đích, chỉ tiêu đã đề ra; tìm ra ưu điểm, khuyết điểm, từ đó rút ra kinh nghiệm cho những hoạt động tiếp theo.

Công tác kiểm tra của Hội là một công cụ quan trọng, một nguyên tắc đảm bảo sự lãnh đạo, chỉ đạo của các cấp Hội; là một phương tiện có hiệu quả để giải quyết những vấn đề trong nội bộ Hội, nhằm hoàn thiện quy trình lãnh đạo, chỉ đạo, giữ vững kỷ luật, với mục đích bảo đảm cho các quyết định đã đề ra được thực hiện nghiêm túc và có hiệu quả.

2. Vị trí, tầm quan trọng và nguyên tắc của công tác kiểm tra

2.1. Vị trí

Công tác kiểm tra là việc làm thường xuyên của các cấp Hội từ Trung ương đến cơ sở, là một nhiệm vụ trong công tác lãnh đạo, chỉ đạo của Hội. Kiểm tra nhằm đẩy mạnh việc chấp hành Điều lệ, Chỉ thị, Nghị quyết của Hội. Bảo đảm sự thống nhất ý chí, hành động, thực hiện đúng nguyên tắc tập trung dân chủ, nâng cao sức chiến đấu, đoàn kết nội bộ góp phần củng cố, xây dựng Hội vững mạnh về tư tưởng, tổ chức và hành động.

Công tác kiểm tra của Hội có vị trí quan trọng trong việc giám sát việc thực hiện đường lối chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước ở nông thôn; bảo vệ quyền và lợi ích chính đáng của hội viên, nông dân góp phần thực hiện công bằng xã hội.

2.2. Tầm quan trọng

Để có chủ trương, quyết định đúng, giải pháp thực hiện tối ưu, kịp thời phát hiện sai sót, hoàn chỉnh các quyết định, phát huy mặt tích cực, hạn chế mặt tiêu cực, thì công tác kiểm tra cần phải được tiến hành thường xuyên. Do đó, kiểm tra là một nội dung rất quan trọng, không thể thiếu trong hoạt động lãnh đạo, chỉ đạo của mỗi cấp và từng cán bộ Hội

Quy trình lãnh đạo, chỉ đạo của Ban Chấp hành, Ban Thường vụ Hội Nông dân mỗi cấp đều được chia thành ba khâu chủ yếu: ra quyết định, tổ chức thực hiện quyết định và kiểm tra việc thực hiện. Vì vậy, khi đánh giá sự lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện nhiệm vụ công tác Hội và phong trào nông dân của một Ban chấp hành, Ban Thường vụ Hội Nông dân nhất thiết phải căn cứ vào kết quả đánh giá ở cả ba khâu đó. Chủ tịch Hồ Chí Minh đã nói: “Lãnh đạo, chỉ đạo đúng nghĩa là:

1. Phải quyết định mọi vấn đề một cách cho đúng.

2. Phải tổ chức sự thi hành cho đúng.

3. Phải tổ chức sự kiểm soát.1)

2.3. Nguyên tắc kiểm tra

Nguyên tắc tính Đảng: Đây là nguyên tắc quan trọng hàng đầu của công tác kiểm tra, đòi hỏi chủ thể kiểm tra phải tuân thủ nghiêm túc, trước hết là nguyên tắc tập trung dân chủ; nhận xét, đánh giá sự việc một cách khách quan, thận trọng, trên cơ sở những văn bản pháp quy và những tiêu chí cụ thể. Tính Đảng của công tác kiểm tra được thể hiện: Khi tiến hành kiểm tra phải trên cơ sở và trong khuôn khổ của Điều lệ Hội, các Chỉ thị, Nghị quyết của Hội; phải lấy việc phục vụ nhiệm vụ chính trị và công tác xây dựng Hội làm tiêu chí hoạt động của công tác kiểm tra.

- Nguyên tắc tính quần chúng: Nguyên tắc này xuất phát từ tính dân chủ rộng rãi của Hội. Mọi vụ việc dù phức tạp đến mấy, trước quần chúng đông đảo cũng không che dấu được sự thật. Chỉ có dựa vào quần chúng và kết hợp với cơ quan lãnh đạo thì mới có thể kiểm tra, xem xét, đánh giá, kết luận chính xác bản chất của vụ việc.

Khi tiến hành kiểm tra, chủ thể kiểm tra phải thực sự dựa vào quần chúng; tổ chức cho quần chúng tham gia vào hoạt động kiểm tra bằng các hình thức khác nhau và phát huy đến mức cao nhất tính tự giác của mỗi cá nhân, cán bộ, hội viên nông dân.

- Nguyên tắc tính công khai: Quá trình kiểm tra, đánh giá, kết luận đều được tiến hành công khai, không dùng thủ đoạn nghiệp vụ hoặc gò ép, áp đặt. Dự thảo kết luận được trao đổi dân chủ và khi cấp có thẩm quyền quyết định thì được thông báo rộng rãi. Mọi khuyết điểm, sai lầm được đưa ra ánh sáng không phải chỉ để thi hành kỷ luật, mà điều chủ yếu là để sửa chữa một cách nhanh chóng và kịp thời.

- Nguyên tắc tính lịch sử: Mọi khuyết điểm sai lầm của tổ chức Hội cũng như của cán bộ, hội viên xảy ra ở thời gian nào đều mang dấu ấn của thời gian đó. Nếu không tôn trọng nguyên tắc tính lịch sử thì kết luận của cuộc kiểm tra sẽ sai lệch, gây oan ức cho tổ chức hoặc cá nhân.

- Nguyên tắc tính hiệu quả: Năng lực, trình độ tổ chức hoạt động công tác kiểm tra của chủ thể có ảnh hưởng trực tiếp đến hiệu quả cuối cùng. Mỗi cuộc kiểm tra đều phải kết luận rõ đúng, sai, hướng phát huy hoặc sửa chữa, mức độ kỷ luật… Sau kiểm tra, sự đoàn kết thống nhất trong tổ chức Hội tăng lên, sức chiến đấu và năng lực lãnh đạo tốt hơn; cán bộ, hội viên, nông dân tin tưởng vào tổ chức Hội, kể cả người có ưu điểm và người có khuyết điểm đều phấn khởi thực hiện nhiệm vụ công tác Hội và phong trào nông dân, đó chính là hiệu quả của công tác kiểm tra.

Như vậy, kiểm tra không chỉ là khâu cuối cùng của quy trình lãnh đạo, chỉ đạo mà nó đan xen vào tất cả các khâu, góp phần tạo nên sự hoàn thiện của cả quy trình. Kiểm tra là một chức năng lãnh đạo, chỉ đạo chủ yếu của Hội; lãnh đạo, chỉ đạo cũng có ý nghĩa là kiểm tra; buông lỏng việc kiểm tra thì coi như không có lãnh đạo, chỉ đạo. Ban chấp hành, Ban Thường vụ Hội Nông dân nào buông lỏng kiểm tra là đã để mất một công cụ quan trọng giúp mình trong công tác lãnh đạo, chỉ đạo.

II. NỘI DUNG, HÌNH THỨC VÀ TRÌNH TỰ TỔ CHỨC KIỂM TRA

1. Nội dung kiểm tra

1.1. Kiểm tra, giám sát thực hiện Điều lệ, Chỉ thị, Nghị quyết của Hội

- Khẳng định những mặt đã đạt được và những tồn tại, nguyên nhân.

- Việc quản lý, sử dụng hội phí, quỹ hội, các nguồn vốn, chương trình dự án do Hội quản lý.

- Xem xét giải quyết kịp thời có lý, có tình những vi phạm của cán bộ, hội viên và chi hội tại nơi xảy ra vụ việc không để kéo dài, đùn đẩy lên trên.

- Kết luận, kiến nghị Ban Thường vụ xử lý những trường hợp vi phạm kỷ luật Hội.

1.2. Kiểm tra việc quản lý và sử dụng tài chính của Hội

Hoạt động tài chính của Hội gồm có:

Việc thu, nộp, quản lý, sử dụng hội phí.

- Xây dựng và quản lý quỹ hội.

- Xây dựng, sử dụng quỹ hỗ trợ nông dân của Hội cấp trên uỷ thác và của hội viên, nông dân đóng góp.

- Các chương trình dự án kinh tế, xã hội do Hội quản lý.

- Một số hoạt động tài chính khác.

Nội dung kiểm tra hoạt động tài chính của Hội cần tập trung vào việc: Thu, nộp, quản lý, sử dụng hội phí và việc xây dựng, quản lý, sử dụng quỹ hoạt động của Hội. Nếu nơi nào có dấu hiệu vi phạm nguyên tắc, chế độ quản lý tài chính, có đơn thư tố cáo hoặc đài báo nêu hiện tượng tham ô, lợi dụng về tài chính của Hội phải kịp thời đề xuất với Ban Thường vụ cho kiểm tra, xem xét, làm rõ đúng sai và có biện pháp xử lý.

1.3. Giám sát việc thực hiện chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước ở nông thôn.

1.4. Tham gia hòa giải và giải quyết các đơn thư khiếu nại, tố cáo của nông dân; giải quyết những vụ việc của cán bộ, hội viên thuộc thẩm quyền của Hội.

2. Hình thức kiểm tra

Tùy thuộc vào mục đích, yêu cầu và nội dung cần kiểm tra mà vận dụng, kết hợp linh hoạt các hình thức kiểm tra như:

- Kiểm tra thường xuyên

- Kiểm tra đột xuất

- Kiểm tra định kỳ

- Kiểm tra chéo

2.1. Kiểm tra thường xuyên

Rất quan trọng, giúp chủ thể nắm chắc tình hình mọi mặt một cách có hệ thống theo trình tự thời gian. Qua kiểm tra thường xuyên, cơ sở Hội thu được những thông tin cần thiết, kịp thời uốn nắn, bổ sung, hoàn chỉnh các quyết định và có những biện pháp chỉ đạo thực hiện sát hợp.

2.2. Kiểm tra đột xuất

Theo sự chỉ đạo của Ban Thường vụ cùng cấp, Ban Kiểm tra cấp trên yêu cầu cần làm rõ một vụ việc mới phát sinh. Khi kiểm tra đột xuất phải đảm bảo kịp thời, khách quan.

Thành phần đoàn kiểm tra do Ban Thường vụ quyết định. Các bước tiến hành như một cuộc kiểm tra bình thường.

2.3. Kiểm tra định kỳ

Giúp chủ thể nắm chắc tình hình trong từng thời gian nhất định để có biện pháp chỉ đạo kịp thời. Đây là hình thức kiểm tra tốt, nhưng nếu không có biện pháp tiến hành khéo léo, khoa học thì kết quả kiểm tra rất thấp, thậm chí có thể kết luận sai vì đối tượng được kiểm tra có đủ điều kiện, thời gian chuẩn bị đối phó.

2.4. Kiểm tra chéo

Là hình thức tự kiểm tra lẫn nhau giữa các tổ chức, cơ sở Hội.

3. Phương pháp kiểm tra

3.1. Phương pháp kiểm tra trực tiếp, tại chỗ

Quan trọng và đạt hiệu quả cao nhất: về tận nơi, phỏng vấn, đối thoại trực tiếp với cán bộ, hội viên, nông dân và các đối tượng có liên quan đến nội dung cần kiểm tra; quan sát trực tiếp các hiện tượng, sự việc, sự vật để tìm bản chất của vấn đề cần kiểm tra; trực tiếp thu thập, đối chiếu, xác minh các chứng cứ, tài liệu, sổ sách, chứng từ...

Phương pháp này vừa đảm bảo tính tập trung cao độ, vừa phát huy tính dân chủ, giúp chủ thể nắm bắt sự việc chính xác nhất, trên cơ sở đó quyết định các biện pháp xử lý tối ưu.

Bác Hồ thường nhắc nhở: “Không phải cứ ngồi trong phòng giấy mà chờ người ta báo cáo, mà phải đi tận nơi, xem tận chỗ. Vì ba điều mà phải có kiểm soát như thế:

- Có kiểm soát như thế mới biết rõ cán bộ và nhân dân tốt hay xấu.

- Mới biết rõ ưu điểm và khuyết điểm của các cơ quan

- Mới biết rõ ưu điểm và khuyết điểm của các mệnh lệnh và nghị quyết

3.2. Phương pháp kiểm tra gián tiếp

Phổ biến là dựa vào đơn thư, kiến nghị, tin tức trên các phương tiện thông tin đại chúng, số liệu thống kê, báo cáo của các cấp Hội… để phân tích, đánh giá và kết luận. Đây là phương pháp kiểm tra không thể thiếu, nhưng muốn đạt kết quả cao phải xử lý nghiêm ngặt các nguồn thông tin, vì nếu không sẽ dẫn đến kết luận sai lệch.

Trong thực tế, thường vận dụng cả hai phương pháp kiểm tra để phân tích, tổng hợp tình hình, làm rõ đúng, sai, tốt hoặc chưa tốt.

4. Trình tự tổ chức một cuộc kiểm tra

4. 1. Công tác chuẩn bị

- Ban Kiểm tra xây dựng kế hoạch kiểm tra hàng tháng, quý, 6 tháng, năm, đột xuất… trình Ban Thường vụ Hội Nông dân cùng cấp phê duyệt.

- Xác định nội dung kiểm tra để quyết định hình thức kiểm tra (thường xuyên, đột xuất, định kỳ).

- Tổ chức lực lượng kiểm tra: Tùy thuộc vào nội dung cần kiểm tra để đề xuất, bố trí lực lượng tham gia kiểm tra gồm các thành viên trong Ban Kiểm tra hoặc có thể bổ sung thêm một số cán bộ, hội viên có năng lực làm công tác kiểm tra; trường hợp thật cần thiết thì mời cán bộ chuyên môn của cơ quan Nhà nước cùng tham gia.

- Chuẩn bị các điều kiện để thực hiện cuộc kiểm tra như: Họp đoàn, phân công cụ thể từng thành viên và gửi các văn bản có liên quan đến nội dung kiểm tra.

- Thông báo quyết định kiểm tra tới đối tượng được kiểm tra (tổ chức hoặc cá nhân) và cấp quản lý đối tượng đó biết về nội dung, thời gian tiến hành kiểm tra để phối hợp thực hiện.

4. 2. Tiến hành kiểm tra

- Nghe đối tượng kiểm tra (tổ chức hoặc cá nhân) trình bày nội dung yêu cầu kiểm tra mà đoàn kiểm tra nêu ra.

- Thu thập tài liệu, chứng cứ, thông tin thông qua tổ chức Hội và hội viên, nông dân.

- Nghiên cứu, xem xét, xử lý thông tin, làm rõ đúng sai, rút ra kết luận ban đầu.

- Trao đổi lại với đối tượng được kiểm tra.

- Phân tích, tổng hợp tình hình, kết quả cuộc kiểm tra.

4. 3. Kết thúc cuộc kiểm tra

- Kết luận kiểm tra: Các cuộc kiểm tra đều phải được kết luận, nêu rõ đúng, sai, nguyên nhân, kiến nghị, đề xuất hướng xử lý. Kết luận phải đảm bảo khách quan, trung thực rõ ràng, được đa số thành viên đoàn kiểm tra nhất trí, được thông qua đối tượng kiểm tra và cấp quản lý đối tượng kiểm tra.

- Viết báo cáo kiểm tra.

- Báo cáo kết quả kiểm tra với Ban Thường vụ Hội cùng cấp và Ban Kiểm tra cấp trên, đồng thời gửi cho tổ chức, cá nhân được kiểm tra.

5. Những công việc sau kiểm tra

Kết thúc cuộc kiểm tra, đoàn kiểm tra phải xử lý một số công việc sau:

- Họp rút kinh nghiệm, đánh giá kết quả

- Đề xuất kết luận

- Báo cáo kết luận với Ban Thường vụ Hội Nông dân cùng cấp

- Lưu trữ tài liệu kiểm tra

- Đối với Ban Thường vụ: xem xét kết luận, có quyết định cuối cùng.

6. Công khai kết luận kiểm tra

Sau khi có kết luận kiểm tra, đoàn kiểm tra báo cáo với Ban Thường vụ cấp trên.

- Mời đại diện tập thể hoặc hội viên, nông dân đến họp, đoàn kiểm tra công khai kết luận.

- Nếu tập thể hoặc hội viên, nông dân không đồng ý với kết luận kiểm tra thì đoàn kiểm tra có trách nhiệm nghe và ghi chép lại các ý kiến đó, báo cáo với Ban Thường vụ cùng cấp xin hướng xử lý.

- Khi khẳng định kết luận là đúng thì giải thích, động viên, hướng dẫn mọi người thực hiện.

7. Thẩm quyền ra quyết định xử lý

Ban Kiểm tra có quyền tham mưu, đề xuất với Ban Thường vụ ra Quyết định kiểm tra và ra Quyết định xử lý những sai phạm (nếu có) sau khi có kết quả kiểm tra.

Công tác kiểm tra cần lưu ý một số điểm sau:

- Thu thập đầy đủ tài liệu, chứng cứ liên quan.

- Không phát ngôn khi chưa có kết luận chính thức.

- Cán bộ kiểm tra phải hiểu, nắm rõ ý nghĩa, nội dung công tác kiểm tra. Không được coi thường, né tránh, buông lỏng; không moi móc, thổi phồng vấn đề.

- Ban Kiểm tra cần phải được củng cố, kiện toàn, đảm bảo số lượng, chất lượng và thường xuyên được tập huấn, bồi dưỡng nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ.

- Hoạt động kiểm tra phải được tiến hành công khai, dân chủ.

III. TỔ CHỨC BỘ MÁY, NHIỆM VỤ VÀ QUYỀN HẠN CỦA BAN KIỂM TRA CÁC CẤP HỘI

1. Tổ chức bộ máy

1.1. Căn cứ để thành lập Ban Kiểm tra

- Căn cứ Điều 18 chương V Điều lệ Hội Nông dân Việt Nam (khoá V).

- Quyết định số 200QĐ/HND và Quy định số 01QĐ/HND ngày 02/6/2004 của Ban Thường vụ Trung ương Hội Nông dân Việt Nam về công tác kiểm tra và kỷ luật Hội.

1.2. Cơ cấu tổ chức của Ban Kiểm tra

Theo điểm 4, Điều 2 của Qui định 01 ngày 02/6/2004, Ban Thường vụ Trung ương Hội quy định: Ban Thường vụ Hội Nông dân cấp nào ra quyết định thành lập Ban kiểm tra cấp đó.

- Trung ương Hội thành lập Ban Kiểm tra do đồng chí ủy viên Ban Thường vụ làm Trưởng Ban, số lượng biên chế do Ban Thường vụ Trung ương Hội quyết định.

- Tỉnh, thành Hội thành lập Ban Kiểm tra do đồng chí ủy viên Ban Thường vụ làm Trưởng Ban hoặc đồng chí Thường trực tỉnh Hội kiêm nhiệm Trưởng Ban; có từ 3 đến 5 người, trong đó ít nhất có 1 đồng chí chuyên trách.

- Các huyện, thị và tương đương thành lập Ban Kiểm tra có từ 3 đến 5 người, do đồng chí Phó Chủ tịch hoặc ủy viên Ban Thường vụ làm Trưởng ban, còn lại là cơ cấu các đồng chí Uỷ viên Ban Chấp hành cấp huyện, thị.

- Cơ sở Hội thành lập Ban Kiểm tra có từ 3 đến 5 người, do đồng chí Phó Chủ tịch hoặc Uỷ viên Ban Thường vụ làm Trưởng Ban, còn lại là cơ cấu các đồng chí Uỷ viên Ban Chấp hành cơ sở trực tiếp là chi hội trưởng để đảm bảo số lượng theo quy định.

2. Nhiệm vụ của Ban Kiểm tra

Theo điều 3 và 4 Quy định số 01/QĐ-HND ngày 2/6/2004 của Ban Thường vụ Trung ương Hội về công tác kiểm tra và kỷ luật của Hội Nông dân Việt Nam thì Ban Kiểm tra có nhiệm vụ giúp Ban Thường vụ cùng cấp:

2.1. Lập kế hoạch giám sát, kiểm tra định kỳ, kiểm tra thường xuyên, kiểm tra chéo và tổ chức kiểm tra Hội Nông dân cùng cấp, cấp dưới và cán bộ, hội viên trong việc chấp hành Điều lệ, Nghị quyết, Chỉ thị của Hội; Nguyên tắc tổ chức, sinh hoạt, các hoạt động của Hội, khẳng định những mặt được, những mặt còn tồn tại, hạn chế, đề xuất hướng xử lý. Kịp thời phát hiện những điển hình tiên tiến đề xuất khen thưởng.

2.2. Kiểm tra hoạt động tài chính, các nguồn vốn, dự án của Hội Nông dân cùng cấp và cấp dưới quản lý.

2.3. Thực hiện công tác phổ biến giáo dục pháp luật, trợ giúp pháp lý nhằm nâng cao nhận thức về chính sách, pháp luật của cán bộ, hội viên, nông dân. Tham gia hoà giải những mâu thuẫn, tranh chấp của hội viên, nông dân.

2.4. Xem xét, giải quyết kịp thời những vi phạm của cán bộ, hội viên và tổ chức Hội tại nơi phát sinh vụ việc.

Tiếp cán bộ, hội viên, nông dân đến khiếu nại, tố cáo, phản ảnh, kiến nghị. Phối hợp cùng chính quyền và các cơ quan chức năng tham gia giải quyết khiếu nại, tố cáo nhằm bảo vệ quyền và lợi ích chính đáng, hợp pháp của cán bộ, hội viên, nông dân.

2.5. Tham gia thực hiện Pháp lệnh thực hiện dân chủ ở xã, phường, thị trấn. Phối hợp cùng chính quyền, Mặt trận, các đoàn thể giám sát việc thực hiện chính sách, pháp luật, Pháp lệnh thực hiện dân chủ ở xã, phư ờng, thị trấn và các chương trình, dự án phát triển kinh tế - xã hội ở địa phương.

2.6. Theo dõi, hướng dẫn, bồi dưỡng nghiệp vụ công tác kiểm tra, nghiệp vụ hoà giải, giải quyết khiếu nại, tố cáo cho cán bộ làm công tác kiểm tra cùng cấp và cấp dưới. Báo cáo kết quả công tác kiểm tra với Ban Thường vụ cùng cấp và Ban kiểm tra cấp trên kịp thời, đúng quy định.

3. Quyền hạn của Ban Kiểm tra

3.1. Có quyền yêu cầu các tổ chức, cá nhân được kiểm tra báo cáo, cung cấp tài liệu cần thiết phục vụ cho nội dung kiểm tra và có trách nhiệm trả lời những vấn đề mà Ban Kiểm tra yêu cầu.

3.2. Kiến nghị, đề xuất với Ban Thường vụ cùng cấp về công tác kiểm tra và xử lý những vấn đề tồn tại.

3.3. Được tập huấn, bồi dưỡng nghiệp vụ công tác kiểm tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo và được cung cấp các tài liệu cần thiết phục vụ cho công tác kiểm tra./.

1(1)Hồ Chí Minh, toàn tập, Nxb Chính trị Quốc gia, tập 5, trang 285

dobrowin |
betleao |
moverbet |
winzada 777 |
supremo |
casadeapostas |
dobrowin |
betleao |
moverbet |
wazamba |
fezbet |
betsson |
lvbet |
dobrowin |
betsul |
pixbet |
bwin |
betobet |
dobrowin |
bet7 |
betcris |
blaze |
888 |
betano |
stake |
stake |
esportesdasorte |
betmotion |
rivalry |
novibet |
pinnacle |
cbet |
dobrowin |
betleao |
moverbet |
gogowin |
jogos win |
campobet |
mesk bet |
infinity bet |
betfury |
doce |
bet7k |
jogowin |
lobo888 |
iribet |
leao |
dobrowin |
allwin |
aajogo |
pgwin |
greenbets |
brapub |
moverbet |
onebra |
flames |
brdice |
brwin |
poplottery |
queens |
winbrl |
omgbet |
winbra |
goinbet |
codbet |
betleao |
fuwin |
allwin568 |
wingdus |
juntosbet |
today |
talon777 |
brlwin |
fazobetai |
pinup bet |
bet sport |
bet esporte |
mrbet |
premier bet |
apostebet |
spicy bet |
prosport bet |
bet nacional |
luck |
jogodeouro |
heads bet |
marjack bet |
apostaganha |
gbg bet |
esoccer bet |
esport bet |
realbet |
aposte e ganhe |
aviator aposta |
bet vitoria |
imperador bet |
realsbet |
bet favorita |
esportenet |
flames bet |
pague bet |
betsury |
doce888 |
obabet |
winzada |
globalbet |
bet77 |
lottoland |
7gamesbet |
dicasbet |
esportivabet |
tvbet |
sportbet |
thelotter |
misterjackbet |
esportebet |
nacionalbet |
simplesbet |
betestrela |
batbet |
Pk55 |
Bet61 |
Upsports Bet |
roleta online |
roleta |
poker online |
poker |
blackjack online |
bingo |
12bet |
33win |
bet168 |
bk8 |
bong88 |
bong99 |
fcb8 |
hb88 |
hotlive |
ibet888 |
k8 |
kubet77 |
kubet |
lode88 |
mig8 |
nbet |
onebox63 |
oxbet |
s666 |
sbobet |
suncity |
vwin |
w88 |
win2888 |
zbet |
xoso66 |
zowin |
sun |
top88 |
vnloto |
11bet |
bet69 |
8xbet |
leon |
amon |
bons |
skol |
32red |
yako |
mrrex |
winny |
mrbit |
slotv |
21bit |
tsars |
buumi |
bizzo |
netbet |
24bet |
rummy |
sbobet |
patti |
mirax |
12bet |
amunra |
maneki |
mrplay |
dreamz |
refuel |
goslot |
ivibet |
gamdom |
pgebet |
casigo |
nomini |
betobet |
betshah |
spinrio |
heyspin |
nyspins |
21prive |
1xslots |
220patti |
casitsu |
nobonus |
slotbox |
teen patti |
puma |
satsport |
lottoland |
national |
pinnacle |
alexander |
marvel bet |
vinyl |
22bet |
rant |
baji |
yoyo |
oppa888 |
bilbet |
roobet |
vave |
nextbet |
comeon |
bluechip |
unibet |
leonbet |
betfury |
pino |
slottica |
w88 |
casumo |
rivalry |
exclusive |
sol |
highway |
500 casino |
jazz |
howl |
supernova |
sherbet |
fresh |
daddy |
jet |
wish |
eclipse |
inplay |
drip |
marvel |
stake |
scorpion |
luxebet |
drake |
thor |
puma |
winzir |
loki |
shazam |
rivalry |
f1 casino |
xgbet |
sushi |
bk8 |
art casino |
manga |
pgasia |
gemini |
bingoplus |
slot vip |
help slot win |
8k8 slot |
tadhana slot |
jili slot |
55bmw slot |
vip slot |
nn777 slot |
jili slot 777 |
tg777 slot |
w500 slot |
phfun slot |
bmw55 slot |
sg777 slot |
wj slot |
slot free 100 |
lucky cola slot |
cc6 slot |
taya777 slot |
ph444 slot |
slot games |
fb777 slot |
okebet slot |
help slot |
tg77 slot |
phwin slot |
vvjl slot |
fc777 slot |
slot vin |
yy777 slot |
define slot |
define slot |
inplay |
99bet |
60win |
melbet |
jollibet |
jili slot |
rich711 |
tayabet |
phl63 |
unobet |
63jili |
mwplay888 |
gold99 |
jolibet |
ubet95 |
nice88 |
jili777 |
nn777 |
phlove |
jiliko |
55bmw |
phoenix game |
8k8 |
cgebet |
7up gaming |
diamond game |
hellowin |
win88 |
big win |
kabibe game |
sabong bet |
phcity |
colorplay |
tongits go |
slotsgo |
spinph |
go perya |
casino frenzy |
aurora game |
escala gaming |
winning plus |
bingo plus |
ph dream |
747 live |
niceph |
lucky cola |
pera play |