Buôn Ma Thuột có diện tích tự nhiên hơn 37.700 ha, trong đó đất sản xuất nông nghiệp chiếm hơn 70%, riêngdiện tích đất trồng trọt chiếm tỷ lệ lớn trong sản xuất nông nghiệp. Những năm gần đây quá trình đô thị hóa ngày càng mạnh, đồng nghĩa với đất nông nghiệp tại Buôn Ma Thuột dần thu hẹp lại.Thực hiện hàng loạt các chính sách nhằm thúc đẩy phát triển công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông thôn đã tạo điều kiện cho nhiều mô hình nông nghiệp công nghệ cao phát triển. Những trang trại, nhà kính, nhà màng, cùng nhiều cơ sở sản xuất sản phẩm nông nghiệp chất lượng đều ứng dụngmột phần, hoặc cả hệ thống các thiết bị nông nghiệp thông minh (hay còn gọi hệ thống điều khiển tự động) trong quá trình sản xuất, đặc biệt là lĩnh vực trồng trọt,góp phần làm tăng năng suất, chất lượng sản phẩm, đóng góp một phần giá trị gia tăng của sản xuất nông nghiệp tại địa phương.
Thường thì hệ thống điều khiển tự động trong lĩnh vực trồng trọt gồm có hộp cảm biến, bộ điều khiển trung tâm, bộ định tuyến wifi và các thiết bị liên quan trong nông nghiệp thông minh.Đối với hộp cảm biến là thiết bị không thể thiếu trong mô hình sản xuất nông nghiệp công nghệ cao.Hộp cảm biến có độ chính xác, độ ổn định cao trongviệc theo dõi điều kiện vi khí hậu của mô hình. Những thông số như nhiệt độ, không khí, nhiệt độ nước, cường độ ánh sáng, độ ẩm không khí, độ ẩm đất có thể thu được dễ dàng để người sản xuất nắm bắt kịp thời môi trường liên quan đến cây trồng và có biện pháp tác động đáp ứng nhu cầu sinh lý của cây, tạo điều kiện cây trồng sinh trưởng và phát triển tốt cho năng suất chất lượng cao.
Chị Nguyễn Thái Thanh, thạc sĩ kinh tế, giám đốc Công ty TNHH Ban Mê Green Farm cho biết, tất cả các trang trại sản xuất cà chua trong nhà màng của công ty liên kết với nhiều cơ sở sản xuất,đều phải lắp đặt hệ thốngthiết bị nông nghiệp thông minh, theo đó sản phẩm cà chua đã đạt chất lượng cao vàđược nhiều tỉnh,thành trong nước đặt hàng. Phía Bắc (Cao Bằng, Lào Cai, Yên Bái, Hà Nội….) các tỉnh miền trung (Đà Năng, Bình Đinh, Phú Yên…), kể cả miền nam (Bình Phước, Đồng Nai, Cần Thơ, Vũng Tàu, TP. Hồ Chí Minh…). Đến thời điểm này công ty chị đã liên kết thiết kế xây dựng, chuyển giao công nghệ sản xuất cà chua trái cây trong nhà màng tại Buôn Ma Thuột và một số địa phương trên địa bàn Đăk Lăk được 10 cơ sở (riêng chị làm chủ một cơ sở) và bao tiêu sản lượng đầu ra cho các cơ sở.
Chị Nguyễn Thái Thanh (áo xanh) đuợc TTCP Nguyễn Xuân Phúc ghé thăm gian hàng cà chua trái cây ứng dụng nông nghiệp thông minh
Anh Y Rin, chủ mô hình sản xuất dưa lưới trong nhà màng tại phường Khánh Xuân, thành phố Buôn Ma thuột cho biết, trước kia khi làm nông nghiệp truyền thốngcòn phụ thuộc rất nhiều vào thời tiết, môi trường, dù có bỏ nhiều công chăm sóc nhưng thời tiết không thuận lợi, rủi ro rất lớn, thậm chí có thể mất trắng do môi trường bất lợi. Giờ mô hình dưa lưới của Y Rin đã thiết kế bộ cảm biến kiểm soát, giám sát 24/24 các chỉ tiêu môi trường liên quan, cảnh báo các chỉ số về yếu tố tự nhiên và kết nối qua “áp” trên điện thoại thông minh, để gia đình tác động chính xác chế độ tưới kết hợp bổ sung dinh dưỡng kịp thời theo nhu cầu sinh lý của cây dưa lưới, nên vườn dưa của anh luôn đạt năng suất và chất lượng cao. Cuối năm 2020, mô hình dưa lưới đã đáp ứng yêu cầu, được Thành phố hỗ trợ cấp chứng nhận VietGAP, thuận lợi cho kết nối đầu ra của sản phẩm.
Anh Y Rin (áo đen) đang giưới thiệu bộ cảm biến tưới
Đối với các trang trại qui mô lớn, gồm nhiều khu nhà kính sản xuất dưa lưới liền kề như công ty Tinh Hoa Farm của chị Nguyễn Thị Huệ tại phường Tân Hòa, thành phố Buôn Ma Thuột thìbộ điều khiển trung tâm có khả năng điều hành toàn bộ thiết bị của trang trại để giám sát, kiểm soát các yếu tố liên quan trong quá trình sản xuất, như quạt làm mát, đèn, bơm phun sương, bơm dinh dưỡng, máy lạnh…..xử lý cả các thông số (như, nhiệt độ, không khí, nhiệt độ nước, cường độ ánh sáng…) được báo về từ hộp cảm biến.Chị Nguyễn Thị Huệ, Giám đốc Tinh Hoa Farm cho biết, đối với trang trại dưa lưới công nghệ cao này, chị đã lắp đặt công nghệ quản lý hệ thống cảm ứng tự động được đặt hàng lập trình riêng cho cây dưa lưới giống Nhật Bản, tạo môi trường phù hợp nhất cho dưa lưới phát triển. Hệ thống thiết bị thông minh này đã quyết định đến năng suất,chất lượng của trang trại dưa lưới, đáp ứng các tiêu chí gắt gao của chứng nhận GlobalG.A.P mà trang trại đã được Tổ chức Chứng nhận Quốc tế Bureau Veritas Certification cấp vào năm 2019, tạo điều kiện liên kết đầu ra tốt hơn cho sản phẩm dưa lưới của công ty.
Chị Huệ đang thu hoạch dưa lưới tại trang trại
Ngoài ra, ứng dụng nông nghiệp thông minh trong lĩnh vực trồng trọt đóng vai trò hết sức quan trọngđối với việc truy xuất nguồn gốc sản phẩm.Các hệ thống cảm biến và điều khiển các thông số trong quá trình sản xuất có thể được lưu trử và xử lý để cung cấp cho việc truytìm xuất xứ của sản phẩm sau này, tạo nền tảng cho việc phát triển ứng dụng nhật ký canh tác, phân tích các dữ liệu cho nguồn cung - cầu. Đây là một bước giúp nâng tầm giá trị sản phẩm nông nghiệp công nghệ cao, hơn nữa giúp người sản xuất và cơ quan quản lý dễ dàng xác định tổng lượng đầu tư, chi phí sản xuất hàng năm cũng như dự tính sản lượng sản phẩm để có kế hoạch liên kết đầu ra tốt nhất.
Hiện nay, trên địa bàn thành phố Buôn Ma Thuột, ngoài các mô hình sản xuất nông nghiệp trong nhà màng, nhà kính đã ứng dụng hệ thống nông nghiệp thông minh, đem lại hiệu quả kinh tế cao, thì các mô hình sản xuất ngoài trời cũng đã ứng dụng các thiết bị thông minh, điều khiển tự động như hộp cảm biến, hệ thống tưới tiết kiệm kết hợp bón phân qua nước cho cà phê, cây ăn quả,rau hữu cơ tại một số đơn vị như Hòa Phú, Hòa Thuận, Cư Êbur, Hòa Thắng, Ea Tu….và đã phát huy hiệu quả rõ rệt. Mô hình nàyđã tạo ra các sản phẩm đáp ứng các tiêu chí VietGAP, tiêu chí hữu cơ mà Thành phố Buôn Ma Thuột đã và đang xây dựng kế hoạch đánh giá để tiếp tục hỗ trợchứng nhận trong thời gian tới, tạo điều kiện cho nông dân liên kết đầu ra các sản phẩm chất lượng.
Vườn dưa lưới ứng dụng Hệ thống nông nghiệp thông minh của Chị Công ty Tinh Hoa Farm tại phường Tân Hòa, thành phố Buôn Ma Thuột
Nông nghiệp thông minh có thể hiểu là nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao; công nghệ sản xuất, bảo quản sản phẩm an toàn; công nghệ quản lý, nhận diện sản phẩm theo chuỗi giá trị… gắn với hệ thống trí tuệ nhân tạo là công nghệ thông tin. Tùy theo qui mô sản xuất mà ứng dụng một phần hoặc cả hệ thống các thiết bị nông nghiệp thông minh.
hình ảnh, bài viết: Cẩm Lai
- Hội Nông dân Buôn Đôn tổng kết Nghị quyết số 14-NQ/HNDTW ngày 29/12/2021 của Ban Thường vụ Trung ương Hội Nông dân Việt Nam (11/04/2025, 15:26)
- Cán bộ Hội Nông dân tỉnh Đắk Lắk tham gia tập huấn Chương trình mục tiêu quốc gia Xây dựng Nông thôn mới năm 2025 (02/04/2025, 16:46)
- Về vườn, xem nông dân canh tác cà phê thông minh (02/04/2025, 15:49)
- Phát động Cuộc thi ảnh nghệ thuật “Nông nghiệp, nông dân, nông thôn tỉnh Đắk Lắk” (17/03/2025, 09:26)
- Thông báo về bổ nhiệm cán bộ, công chức Hội Nông dân tỉnh (27/02/2025, 14:23)
- Hội Nông dân tỉnh thăm và tặng quà các hộ nghèo Buôn Sut M'drang (23/01/2025, 09:45)
- Hỗ trợ trên 1.000 hộ hội viên nông dân thoát nghèo (31/12/2024, 14:35)
- ĐOÀN CÔNG TÁC CỦA HỘI NÔNG DÂN TỈNH VÀ BỘ CHỈ HUY BỘ ĐỘI BIÊN PHÒNG TỈNH THĂM CÁC ĐỒN BIÊN PHÒNG VÀ HỘI VIÊN NÔNG DÂN CÁC XÃ BIÊN GIỚI (31/12/2024, 08:28)
- Hội Nông dân tỉnh tổ chức Hội nghị tổng kết công tác kiểm tra, giám sát 2024 (19/12/2024, 10:07)
- Hội thi “Tuyên truyền viên giỏi”: Sân chơi bổ ích cho nông dân (06/11/2024, 09:19)
- Hội thi Tuyên truyền viên giỏi tỉnh năm 2024 (04/11/2024, 09:00)