Sau gần 5 năm, thực hiện chủ trương hỗ trợ việc áp dụng quy trình thực hành sản xuất nông nghiệp tốt - VietGAP trong nông nghiệp, thủy sản trên địa bàn Đăk Lăk (Quyết định 08/2017/QĐ-UBND,ngày 28 tháng 2 năm 2017), đến nay đã có nhiều mô hình cây trồng, vật nuôi được triển khai và cấp chứng nhận tạo điều kiện đầu ra cho sản phẩm chất lượng. Riêng thành phố Buôn Ma Thuột đến nay đã cấp chứng nhận VietGAP được 30,4 ha rau quả và 230 ha cây ăn quả các loại (Sầu riêng, bơ, ổi, mít, quýt, bưởi, xoài )ở các đơn vị đơn vị có diện tích cây trồng tập trung như Hòa Phú, Hòa Thuận, Ea Tu, Hòa Thắng…Chứng nhận VietGAP là điều kiện về chất lượng đảm bảo để những sản phẩm nông nghiệp thuận lợi trong việc liên kết đầu ra.Tuy nhiên để quản lý tốt các mô hình VietGAP, đáp ứng yêu cầu duy trì ổn định và ngày càng phát triển về chất lượng, số lượng sản phẩm trong thời gian tới, cần tập trung thực hiện đồng bộ một số giải pháp chủ yếu như sau:
Không ngừng quan tâm đến “Giải pháp về sản xuất”.Theo đó, tăng cường hoạt động chuyển giao, ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật, công nghệ cao vào sản xuất, đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm gắn với bảo vệ môi trường thông qua tập huấn, tuyên truyền, hướng dẫn người sản xuất áp dụng thâm canh theo hướng an toàn, hữu cơ, sinh học để nâng cao giá trị, chất lượng sản phẩm ngày một tốt hơn.Tiếp tục đổi mới hình thức tổ chức sản xuất theo hướng hợp tác, liên kết chặt chẽ theo chuỗi giá trị từ sản xuất đến tiêu thụ giữa nông dân, hợp tác xã, tổ hợp tác với doanh nghiệp, trong đó doanh nghiệp giữ vai trò nòng cốt. Tập trung đầu tư chuyên canh các sản phẩm VietGAP chủ lực, dần đi đến tạo ra sản phẩm đồng nhất về chất lượng trên cơ sở đồng nhất về giống và công nghệ sản xuất.“Giải pháp về nâng cao chất lượng” là nhiệm vụ đặt lên hàng đầu, theo đó các cơ quan, đơn vị liên quan luôn đồng hành cùng nông dân trong việc sản xuất nâng cao chất lượng sản phẩm đã được cấp chứng nhận, đảm bảo các tiêu chí về vệ sinh an toàn thực phẩm theo qui trình đã đưa ra. Dần mở rộng diện tích sản xuất theo tiêu chuẩn VietGAP, GlobalGAP để được cấp chứng nhận. Tạo điều kiện và đồng hành cùng doanh nghiệp trong việc phát triển công nghệ chế biến sau thu hoạch.Tiếp cận kịp thời và quan tâm nhiều hơn “Giải pháp về chính sách”.Theo đó cơ quan quản lý địa phương tạo mọi điều kiện để người sản xuất áp dụng hợp lý các chính sách hỗ trợ của nhà nước. Hỗ trợ bước đầu đối với các doanh nghiệp, HTX trong liên kết sản xuất, khuyến khích doanh nghiệp đầu tư vào các vùng, các loại cây trồng đã được cấp chứng nhận để phát triển và nhân rộng mô hình VietGAP trong giai đoạn tới.
Một số mô hình đạt chứng nhận VietGAP
Tiếp tục quản lý về chất lượng sản phẩm, nâng cao hiệu quả, phát huy giá trị của chứng nhận VietGAP, không ngừng gia tăng thu nhập trên đơn vị diện tích sản xuất của sản phẩm chất lượng. Tăng cường liên kết, mở rộng thị trường xuất khẩu sản phẩm, giúp nông dân yên tâm đầu tư công nghệ cao vào sản xuất. Đồng thời tăng cường công tác thanh, kiểm tra trong việc chấp hành các quy định trong sản xuất, kinh doanh vật tư nông nghiệp nhằm giúp người sản xuất yên tâm về yếu tố đầu vào, đáp ứng nhu cầu phát triển của cây trồng.Giám sát chặt chẽ các mô hình khảo nghiệm, thí điểm, quảng cáo sản phẩm... tránh tình trạng doanh nghiệp lợi dụng để bán sản phẩm chưa có trong danh mục.
Để sản phẩm an toàn chất lượng đến tận tay người tiêu dùng thông minh, cần quan tâm giải pháp về quảng bá, xây dựng thương hiệu, nhãn hiệu, bao bì nhãn mác và mở rộng thị trường tiêu thụ sản phẩm.Theo đó, cần phối hợp tổ chức các hoạt động xúc tiến thương mại các sản phẩm VietGAP của Buôn Ma Thuột đến các tỉnh thành trong nước và ngoài nước.Hỗ trợ nhân dân kết nối với doanh nghiệp chế biến, tiêu thụ từng bước hình thành chuỗi cung ứng khép kín từ sản xuất đến tiêu thụ.Gắn kết việc giới thiệu, tiêu thụ sản phẩm đặc sản với tham quan, du lịch sinh thái nông thôn.Thường xuyên phối hợp với các phương tiện truyền thông để giới thiệu, quảng bá, các sản phẩm chủ lực, đặc trưng của Thành phố qua nhiều kênh, kể cả trên cổng thông tin điện tử Thành phố. Triển khai kịp thời và thực hiện tốt các cơ chế chính sách hỗ trợ của Trung ương, tỉnh về hỗ trợ đăng ký, bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ, bảo hộ thương hiệu sản phẩm, chỉ dẫn địa lý, nhãn hiệu sản phẩm nông sản.Định kỳ, tổ chức đánh giá hiệu quả của mô hình sản xuất nông nghiệp chứng nhận VietGAP để có giải pháp và định hướng tốt cho kế hoạch nhân rộng, phát triển các sản phẩm chủ lực giá trị tại địa phương.
cẩm Lai
- Nông dân Cư Kuin canh tác hồ tiêu bền vững (02/04/2025, 15:52)
- Hội viên nông dân thị xã Buôn Hồ hiến đất mở đường Ngô Thị Nhậm nối dài (15/03/2024, 22:13)
- Trung ương Hội Nông dân Việt Nam khảo sát dự án phân loại, thu gom rác thải sinh hoạt nông thôn tại Đắk Lắk (01/03/2024, 14:12)
- Bảo vệ môi trường nông thôn: Sạch từ khu dân cư đến đồng ruộng (09/01/2024, 15:02)
- Khởi sắc diện mạo nông thôn mới từ phong trào thi đua "Đắk Lắk chung sức xây dựng nông thôn mới" (03/10/2023, 20:55)
- Sức mạnh nội lực cho xây dựng nông thôn mới (03/10/2023, 20:35)
- Mô hình thảm cỏ che phủ đất: Giải pháp cốt lõi trong sản xuất nông nghiệp bền vững (26/11/2021, 16:26)
- Nỗ lực vươn lên làm giàu bền vững (18/11/2021, 21:58)
- Hiệu quả từ Tổ hợp tác trồng rau theo hướng hữu cơ VietGAP (16/11/2021, 16:57)
- Người dân thôn 5, thôn 6a xã Ea Răl, huyện Ea H’leo hiến đất, đóng tiền làm đường giao thông nông thôn. (10/11/2021, 22:14)