Sau gần 5 năm triển khai thực hiện Chỉ thị số 40-CT/TW ngày 22/11/2014 của Ban Bí thư khóa XI “về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với tín dụng chính sách xã hội” có thể khẳng định rằng: Chỉ thị của Đảng đã đi sâu vào cuộc sống và tạo nên tác động mạnh mẽ, tích cực đối với hoạt động tín dụng chính sách, từ đó, cấp ủy, chính quyền địa phương các cấp tiếp tục quan tâm hỗ trợ về cơ sở vật chất, địa điểm, trang thiết bị, phương tiện làm việc nhằm nâng cao năng lực hoạt động của NHCSXH, đặc biệt bố trí nguồn lực từ ngân sách địa phương ủy thác sang NHCSXH, nguồn vốn có ý nghĩa hết sức quan trọng trong việc giúp hộ nghèo và các đối tượng chính sách có điều kiện phát triển sản xuất, nâng cao thu nhập, ổn định cuộc sống, góp phần không nhỏ vào thực hiện chương trình mục tiêu xóa đói, giảm nghèo và an sinh xã hội của tỉnh.
Ban Thường vụ Tỉnh uỷ Đắk Lắk tặng bằng khen cho các tập thể, cá nhân
tại Hội nghị sơ kết 05 năm thực hiện Chỉ thị 40-CT/TW của Ban Bí thư
Với phương châm đưa đồng vốn đến với người nghèo và các đối tượng chính sách một cách công khai, dân chủ, kịp thời, tiết kiệm được chi phí; lồng ghép được công tác khuyến nông, khuyến lâm, ứng dụng khoa học vào sản xuất, giúp hộ vay biết cách đầu tư vốn, tổ chức sản xuất - kinh doanh phù hợp với điều kiện thực tế, trong những năm qua các cấp Hội từ tỉnh đến cơ sở tăng cường công tác phối hợp với Ngân hàng CSXH và chính quyền địa phương trong việc củng cố, nâng cao chất lượng hoạt động tín dụng chính sách và đã đạt được những kết qủa đáng khích lệ. Tính đến 30/6/2019 có 15/15 đơn vị cấp huyện; 183/184 cơ sở Hội quản lý dư nợ ủy thác với Ngân hàng CSXH với 51.354 hộ, 1.360 tổ TK&VV, số tiền: 1.475.144.320.000đồng. Tỷ lệ tăng trưởng dư nợ giai đoạn 2015-2019 đạt 40,67% so với giai đoạn 2010-2014. Bình quân dư nợ đạt trên 98 tỷ đồng/huyện và trên 8 tỷ đồng/cơ sở Hội; trên 1 tỷ đồng/Tổ TK&VV; trên 28 triệu đồng/hộ thuộc 18 chương trình có dư nợ tăng trưởng, tăng 8 chương trình so với giai đoạn 31/12/2014. Nợ quá hạn giảm 70,14% tương ứng số tiền 4.126.890.000 đồng so với giai đoạn 2010-2014.
Để đạt được kết quả trên, Ban Thường vụ Hội Nông dân tỉnh Đắk Lắk tăng cường công tác lãnh đạo, chỉ đạo, hướng dẫn các huyện, thị, thành Hội; các cơ sở Hội thực hiện tốt nội dung nhận ủy thác, trong đó tập trung công tác tuyền truyền phổ biến, quán triệt sâu rộng đến cán bộ, hội viên, nông dân chủ trương, chính sách của Đảng và Chính phủ về chính sách tín dụng ưu đãi và các chương trình tín dụng đối với hộ nghèo và các đối tượng chính sách khác trên các phương tiện thông tin, truyền thông của Hội như: bản tin công tác Hội; cổng thông tin điện tử của Hội, tuyên truyền lồng ghép trong các đợt sinh hoạt chi Hội; nêu gương, những tập thể, cá nhân thực hiện tốt công tác ủy thác, các hộ nông dân nghèo và đối tượng chính sách sử dụng vốn có hiệu quả …
Để thực hiện tốt các nội dung nhận uỷ thác, công tác tập huấn, bồi dưỡng nâng cao kiến thức nghiệp vụ, kỹ năng quản lý cho cán bộ Hội Nông dân các cấp và Ban quản lý Tổ TK&VV được tập huấn nghiệp vụ và phổ biến các chế độ chính sách mới; Cùng với các hoạt động tuyên truyền, vận động thì hoạt động kiểm tra, giám sát được các cấp Hội tiếp tục chú trọng, tăng cường, thông qua công tác kiểm tra, giám sát đã nắm bắt kịp thời tâm tư nguyện vọng của hộ vay, tháo gỡ kịp thời những khó khăn vướng mắc trong quá trình thực hiện đồng thời hướng dẫn tổ viên Tổ TK&VV thực hiện giao dịch có hiệu quả với NHCSXH; kịp thời động viên, khích lệ các Tổ TK&VV đạt chất lượng tốt, đồng thời chấn chỉnh, khắc phục các Tổ trưởng không tham gia giao dịch dẫn đến chất lượng tổ đạt loại yếu. Hướng dẫn các cơ sở Hội ghi chép các loại sổ theo dõi chương trình nhận ủy thác và lập kế hoạch thu – chi tài chính theo đúng hướng dẫn của Hội cấp trên.
Cùng với sự hỗ trợ về vốn các cấp Hội tích cực, chủ động phối hợp với các ngành, các tổ chức kinh tế, các nhà khoa học, đặc biệt là đội ngũ cán bộ khuyến nông, khuyến ngư, khuyến lâm, khuyến công chuyển giao tiến bộ khoa học kỹ thuật, dịch vụ vật tư nông nghiệp như: tổ chức 7.783 lớp tập huấn, hướng dẫn, chuyển giao tiến bộ khoa học kỹ thuật cho 467.627 lượt HVND tham gia; 3.779 buổi hội thảo với 256.430 lượt HVND, xây dựng trên 200 mô hình kinh tế tập thể có hiệu quả bước đầu đã giúp nông dân liên kết được với một số doanh nghiệp trong việc sản xuất nông sản theo tiêu chuẩn, áp dụng tiến bộ KHKT vào trồng trọt, chăn nuôi giảm chi phí, nâng cao hiệu quả kinh tế; tham gia phối hợp tổ chức và trực tiếp dạy nghề cho 337 lớp với 9.815 HVND… từ những hoạt động trên đã tạo ra sự lan tỏa, cuốn hút hộ nghèo tham gia thực hiện chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi, chuyển đổi cơ cấu mùa vụ, từng bước làm quen với sản xuất hàng hóa, sử dụng vốn đúng mục đích, nhiều hộ đạt mức thu nhập cao đã thoát nghèo, từng bước vươn lên làm giàu.
Có thể khẳng định, Hội Nông dân đã và đang thực hiện tích cực, có hiệu quả cao Chỉ thị 40 của Ban Bí thư Trung ương Đảng. Qua việc thực hiện nhận ủy thác cho vay vốn hộ nghèo và các đối tượng chính sách khác là điều kiện để Hội tập hợp, đoàn kết nông dân, hoạt động phong trào nông dân thêm phong phú và hiệu quả hơn, thu hút thêm nông dân tham gia tổ chức Hội, thông qua sinh hoạt Tổ TK&VV tổ chức Hội có điều kiện tăng cường công tác tuyên truyền; nắm bắt tâm tư, nguyện vọng của hội viên trên địa bàn, củng cố lòng tin của hội viên, nông dân đối với tổ chức Hội; giải quyết việc làm cho hội viên, nông dân có hoàn cảnh khó khăn, hỗ trợ điều kiện cho nhiều học sinh, sinh viên thuộc đối tượng thụ hưởng chế độ chính sách ưu đãi được tiếp tục theo học các lớp chuyên nghiệp. Hội có thêm kinh phí hoạt động, có điều kiện để thực hiện tốt hơn việc lồng ghép các chương trình công tác của Hội, trao đổi kinh nghiệm, chuyển giao tiến bộ kỹ thuật, dạy nghề cho nông dân, nâng cao hiệu quả sử dụng vốn vay.
Việc cho vay ưu đãi kề vai sát cánh với hộ nghèo và các đối tượng chính sách khác còn có tác động quan trọng đối với việc giữ đất, giữ biên cương Tổ quốc từng bước tạo nguồn lực đẩy mạnh các phong trào thi đua yêu nước trong nông dân, đảm bảo giữ gìn trật tự an ninh xã hội ở nông thôn, góp phần thực hiện thắng lợi nhiệm vụ kinh tế - xã hội của tỉnh Đắk Lắk.
Trong quá trình triển khai thực hiện có hiệu quả chương trình nhận ủy thác cho vay hộ nghèo và các đối tượng chính sách khác có thể rút ra một số bài học cụ thể như sau:
Một là: Có sự quan tâm, lãnh đạo của các cấp ủy Đảng; sự phối hợp, tạo điều kiện, hỗ trợ của Chính quyền; sự phối kết hợp đồng bộ chặt chẽ giữa Ngân hàng CSXH trong quá trình tổ chức và triển khai thực hiện có ý nghĩa quan trọng đối với sự phát triển ổn định và bền vững của hoạt động tín dụng chính sách xã hội.
Hai là: Hội Nông dân các cấp nhận thức sâu sắc về ý nghĩa và tầm quan trọng của chương trình nên đã có sự tập trung trong công tác tuyên truyền về các chính sách tín dụng ưu đãi đến với cán bộ Hội, hội viên, nông dân; phát huy tinh thần chủ động, trách nhiệm của hội viên, nông dân nhất là những người thuộc diện đối tượng thụ hưởng các chính sách tín dụng ưu đãi từ đó đã tạo được sự đồng thuận, thống nhất cao trong quá trình thực hiện.
Ba là: Quan tâm, chăm lo xây dựng cơ sở Hội vững mạnh gắn với chú trọng công tác tập huấn, bồi dưỡng kiến thức chuyên môn nghiệp vụ cho cán bộ Hội các cấp và cán bộ Tổ TK&VV.
Bốn là: Thường xuyên chỉ đạo Hội cấp xã phối hợp cùng NHCSXH cấp huyện tổ chức giao ban thường xuyên theo lịch trực giao dịch của NHCSXH tại xã để nắm bắt tình hình, kết quả thực hiện ủy thác cho vay, kịp thời tháo gỡ những vướng mắc, phát sinh tại xã; tiếp tục duy trì và tăng cường công tác thông tin tuyên truyền, vận động đi đôi với kiểm tra, giám sát từ tỉnh đến cơ sở.
Năm là: Có sự tập trung, chỉ đạo kiên quyết cụ thể của các cấp Hội; định kỳ có sơ kết, tổng kết đánh giá, rút kinh nghiệm, tổ chức nhân rộng những điển hình tiên tiến; kịp thời biểu dương, khen thưởng những tập thể, cá nhân đạt thành tích xuất sắc trong công tác nhận ủy thác cho vay vốn.
Phạm Thị Thêm
Trưởng Ban điều hành Quỹ HTND tỉnh
- Hội Nông dân tỉnh phát động thi đua năm 2025 (13/03/2025, 15:48)
- Hội thảo “Nông dân với phát triển cà phê bền vững” (13/03/2025, 15:44)
- Thủ tướng Chính phủ đối thoại với nông dân (31/12/2024, 15:06)
- ĐOÀN CÔNG TÁC CỦA HỘI NÔNG DÂN TỈNH VÀ BỘ CHỈ HUY BỘ ĐỘI BIÊN PHÒNG TỈNH THĂM CÁC ĐỒN BIÊN PHÒNG VÀ HỘI VIÊN NÔNG DÂN CÁC XÃ BIÊN GIỚI (31/12/2024, 08:28)
- Toàn tỉnh có 360 chi, tổ hội nông dân nghề nghiệp (20/11/2024, 15:10)
- Hội thi Tuyên truyền viên giỏi tỉnh năm 2024 (04/11/2024, 09:00)
- Giới thiệu, quảng bá trên 200 mặt hàng nông sản tiêu biểu (30/10/2024, 18:36)
- Trên 1.000 công trình, phần việc của nông dân chào mừng kỷ niệm 120 năm Ngày thành lập tỉnh Đắk Lắk (30/10/2024, 18:16)
- Hội Nông dân tỉnh tổ chức Hội nghị tổng kết 10 năm thực hiện Nghị quyết số 19-NQ/HNDTW và sơ kết 5 năm thực hiện Nghị quyết số 04, 05, 06-NQ/HNDTW của Ban Chấp hành Trung ương Hội Nông dân Việt Nam. (30/10/2024, 18:01)
- Hội Nông dân xã Ea Wer phối hợp với UBND xã: Tổ chức Hội nghị ra mắt Hợp tác xã Nông nghiệp Bưởi da xanh Lương Đình (09/10/2024, 21:03)
- Đoàn Giám sát Hội Nông dân tỉnh kiểm tra chuyên đề về BHXH, BHYT (30/09/2024, 16:11)