Nằm cách trung tâm huyện Cư Kuin khoảng 03 km về phía nam, xã Hòa Hiệp có 8 thôn, buôn, trong đó có 2 buôn đồng bào dân tộc và 06 thôn người kinh. Trong những năm qua, cuộc sống của người dân nơi đây gặp không ít khó khăn, vất vả, trong đó phải kể đến tình trạng đói nghèo ở các thôn, buôn đặc biệt khó khăn của xã như Thôn Hiệp Tân, Buôn Kpung và buôn Cư Knao. Trước tình hình đó buộc Hòa Hiệp phải giải bài toán phát huy lợi thế sẵn có để chuyển dịch cơ cấu kinh tế, từng bước xóa đói, giảm nghèo và nâng cao mức sống, tăng cường công tác đảm bảo an sinh xã hội và giúp đỡ các hộ nghèo, hộ có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn vươn lên.
Trong ảnh: Cán bộ xã Hòa Hiệp, thăm mô hình chăn nuôi trang trại của hộ bà Nguyễn Thị Hương, thôn Kim Phát.
Đến buôn Cư Knao để tìm hiểu về đời sống của bà con dân tộc Êđê. Nhìn từ xa, những con đường bê tông chải dài đã và đang được thi công khép kín xung quanh buôn và những mái nhà 167 nằm thấp thoáng giữa những hàng cây xanh tốt...Vui vẻ đón khách, Trưởng buôn Y Tim Hlong chia sẻ: So với khoảng 5 đến 6 năm về trước, thì buôn Cư Knao bây giờ khác nhiều lắm rồi. Cái đói, cái nghèo đang dần được đẩy lùi, nhiều gia đình làm ăn khá giả hơn trước, đã sắm được tiện nghi đắt tiền như: ti vi, xe máy, máy cày…Từ sự quan tâm của Đảng và Nhà nước, đang mở ra nhiều hướng phát triển kinh tế, chắc không lâu nữa buôn mình sẽ hết nghèo... Buôn Cư Knao có 121 hộ với gần 718 nhân khẩu. Trước đây, nguồn thu chủ yếu của người dân trong buôn nhờ vào đi làm thuê và số nương rẫy ít ỏi, nhưng công việc lao động làm thuê ngày càng ít mà chủ yếu vào mùa thu hoạch cà phê và thu hoạch tiêu, hơn nữa đất đai ngày một cằn cỗi, bạc màu, thời tiết diễn biến phức tạp nên năng suất hạn chế, sản lượng bấp bênh, cuộc sống quanh quẩn với đói nghèo. Mấy năm trở lại đây, nhờ có các chính sách hỗ trợ của Nhà nước từ các Chương trình 134, 135, 167, 54,102, 755…Bên cạnh đó nhờ áp dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất, đẩy mạnh phát triển chăn nuôi gia súc, gia cầm, nên bà con trong buôn có thêm thu nhập, cuộc sống ngày càng khởi sắc. Theo đó, buôn còn được hỗ trợ các dự án phát triển sản xuất, chăn nuôi và sử dụng hiệu quả các nguồn vốn hỗ trợ nên thu nhập của bà con ngày càng ổn định. Để chứng minh, Trưởng buôn Cư Knao đưa ra những con số thuyết phục: Năm 2015 buôn có hơn 111 hộ nghèo, đến cuối năm 2017 giảm xuống còn 68 hộ.
Đến thăm Buôn Kpung, nơi tiếp giáp với buôn Cư Knao, với lợi thế là buôn cũ, được hình thành từ những năm 50 của thế kỷ trước, do đó điều kiện đất đai, thỗ nhưỡng luôn ổn định. Theo đó bà con dân tộc nơi đây lại cần cù chịu khó chí thú làm ăn. Vì thế, cuộc sống của bà con trong buôn có nhiều sự đổi thay. Bắt đầu là việc chuyển đổi cơ cấu cây trồng và phát triển chăn nuôi. Năm 2015, buôn có 291 hộ, nhưng có đến 116 hộ nghèo, đến cuối năm 2017 giảm xuống chỉ còn 55 hộ nghèo. Trưởng buôn Kpung Y Jưp Bdăp cho biết: “Hiện nay bà con trong buôn đang tích cực phát triển chăn nuôi gia súc, gia cầm và đẩy mạnh trồng lúa nước, trồng các loại cây màu khác như dưa hấu, củ mỳ, ngô lai, đậu đỗ các loại…bên cạnh đó có nhiều hộ mạnh dạn đăng ký cho con đi xuất khẩu lao động và làm việc cho các doanh nghiệp trong và ngoài tỉnh, mặt khác bà con còn chú trọng đầu tư chuyển đổi cơ cấu cây trồng kết hợp với chăn nuôi bò nên kinh tế của buôn cũng như của bà con ngày càng được nâng cao, nhiều hộ gia đình từ nghèo khó đã bứt phá vươn lên trở thành hộ khá giả, đã xây được nhà kiểu mới khang trang, mua sắm được những vật dùng đắt tiền. Tất cả hứa hẹn một sự thay đổi lớn trong cuộc sống của người dân buôn Kpung”.
Qua các thôn khác của xã Hòa Hiệp như thôn Đông Sơn, Giang Sơn, Hiệp Tân, Kim Phát, Thành Công và Thôn Mới, đều có thể chứng kiến những sự đổi thay, khởi sắc. Đó là kết quả của sự phấn đấu, nỗ lực của cán bộ và nhân dân Hòa Hiệp, cùng với sự quan tâm, hỗ trợ của Đảng và Nhà nước thông qua các chủ trương, chính sách và chương trình, dự án xóa đói, giảm nghèo. Người dân xã Hòa Hiệp nhận thức được rằng muốn kinh tế xã hội phát triển, cần phát huy nội lực và tiềm năng sẵn có, đẩy mạnh việc áp dụng các tiến bộ khoa học kỷ thuật vào phát triển sản xuát, chăn nuôi gia súc, gia cầm kết hợp với chuyển dịch cơ cấu kinh tế cây trồng, bắt nguồn từ sự chuyển biến về mặt nhận thức ấy. Từ đó, xuất hiện nhiều mô hình tiêu biểu để bà con toàn xã học tập và áp dụng như: 3 mô hình chăn nuôi lợn theo hình thức trang trại ở thôn Kim Phát, 4 mô hình nuôi cá nước ngọt truyền thống, 01 mô hình nuôi ếch, 01 mô hình trình diễn cánh đồng ICM gồm 20 ha ở thôn Đông Sơn và 01 mô hình trồng rau sạch và trên 120 mô hình chăn nuôi gia trại…Nhờ mạnh dạn thay đổi cách nghĩ, cách làm, vay vốn để phát triển sản xuất, đầu tư tiền bạc và công sức để phát triển kinh tế hộ, tăng thêm thu nhập, từ nhiều nguồn khác nhau do đó, cuộc sống của người dân Hòa Hiệp dần đi vào ổn định. Tại các thôn, buôn đang từng ngày “thay da, đổi thịt”. Và điều quan trọng nhất, tỷ lệ hộ nghèo ở Hòa Hiệp đã giảm rõ rệt, từ 11,5% năm 2015 xuống còn 6,31% năm 2017. Đây thực sự là một con số ấn tượng, thể hiện sự bứt phá và vươn lên trong quá trình phát triển kinh tế của cán bộ và nhân dân xã Hòa Hiệp. Nhờ vậy mà Hòa Hiệp đạt và hoàn thành 19/19 tiêu chí về xây dựng nông thôn mới trong năm 2017, và trở thành điểm sáng của huyện Cư Kuin về công tác xóa đói, giảm nghèo.
Trao đổi về những kết quả đạt được trong công tác giảm nghèo, ông Hà Mạnh Khánh, Bí thư Đảng ủy xã Hòa Hiệp cho rằng: trong lãnh đạo, chỉ đạo của Cắp ủy Đảng và quản lý, điều hành của chính quyền, phải biết người dân thiếu cái gì, nguyên nhân từ đâu để tìm ra cách làm hợp lý và mô hình hiệu quả. Đối với các nguồn vốn hỗ trợ của Nhà nước, phải cử cán bộ về tận thôn, buôn để kiểm tra, giám sát việc triển khai thực hiện, đảm bảo đúng đối tượng và mục đích. Về định hướng phát triển trong những năm tiếp theo của xã, ông Hà Mạnh Khánh, Bí thư Đảng ủy xã cho biết thêm: “Việc đẩy mạnh phát triển chăn nuôi gia súc, gia cầm và đa dạng hóa các loại cây trồng đã được chứng minh là hướng đi hợp lý, nên Đảng ủy chúng tôi sẽ tiếp tục tập chung nghiên cứu, học hỏi và chỉ đạo triển khai thực hiện sát thực tiễn từng giai đoạn. Bên cạnh đó, chú trọng việc mở rộng giao lưu, học hỏi cho người nông dân để nâng cao kiến thức, mở rộng tầm nhìn, đưa các tiến bộ KHKT, công nghệ mới áp dụng vào sản xuất chăn nuôi trồng trọt, tìm kiếm thị trường tiêu thụ sản phẩm. Với hướng ấy, Đảng bộ, chính quyền và nhân dân xã Hòa Hiệp tự tin sẽ vươn tới những đổi thay mới”./.
Bài, ảnh: Hồng Khanh
- Hội Nông dân Buôn Đôn tổng kết Nghị quyết số 14-NQ/HNDTW ngày 29/12/2021 của Ban Thường vụ Trung ương Hội Nông dân Việt Nam (11/04/2025, 15:26)
- Cán bộ Hội Nông dân tỉnh Đắk Lắk tham gia tập huấn Chương trình mục tiêu quốc gia Xây dựng Nông thôn mới năm 2025 (02/04/2025, 16:46)
- Về vườn, xem nông dân canh tác cà phê thông minh (02/04/2025, 15:49)
- Phát động Cuộc thi ảnh nghệ thuật “Nông nghiệp, nông dân, nông thôn tỉnh Đắk Lắk” (17/03/2025, 09:26)
- Thông báo về bổ nhiệm cán bộ, công chức Hội Nông dân tỉnh (27/02/2025, 14:23)
- Hội Nông dân tỉnh thăm và tặng quà các hộ nghèo Buôn Sut M'drang (23/01/2025, 09:45)
- Hỗ trợ trên 1.000 hộ hội viên nông dân thoát nghèo (31/12/2024, 14:35)
- ĐOÀN CÔNG TÁC CỦA HỘI NÔNG DÂN TỈNH VÀ BỘ CHỈ HUY BỘ ĐỘI BIÊN PHÒNG TỈNH THĂM CÁC ĐỒN BIÊN PHÒNG VÀ HỘI VIÊN NÔNG DÂN CÁC XÃ BIÊN GIỚI (31/12/2024, 08:28)
- Hội Nông dân tỉnh tổ chức Hội nghị tổng kết công tác kiểm tra, giám sát 2024 (19/12/2024, 10:07)
- Hội thi “Tuyên truyền viên giỏi”: Sân chơi bổ ích cho nông dân (06/11/2024, 09:19)
- Hội thi Tuyên truyền viên giỏi tỉnh năm 2024 (04/11/2024, 09:00)